EMA là gì? Cách giao dịch với đường EMA trong forex
Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đường trung bình động MA, tổng quát về các loại đường MA và cách sử dụng chúng trên thị trường forex. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu một trong số 3 loại MA, đó là trung bình trượt hàm mũ EMA. Ngoài SMA thì đây cũng là loại trung bình trượt được sử dụng phổ biến nhất.
Xem thêm : sàn mt4 lừa đảo
EMA là gì? Công thức tính
Exponential Moving Average – EMA là đường trung bình trượt hàm mũ. Sự ra đời của loại MA này là để giải quyết một số vấn đề còn tồn động trên đường trung bình trượt đơn giản SMA. Nếu SMA dàn trải đều sự ảnh hưởng của tất cả các mức giá trong chu kỳ đến giá cả ở tương lai, thì EMA chỉ chú trọng vào các biến động giá gần với hiện tại nhất.
Công thứ tính:
So với SMA thì EMA có cách tính phức tạp hơn rất nhiều.
Công thức chung: EMA(n) = Pt * k + EMA(t-1) * (1-k)
Trong đó:
- n là số chu kỳ
- Pt: giá của tài sản ở phiên giao dịch thứ t (phiên giao dịch hiện tại), Pt có thể là một trong các mức giá High, Low, Open hoặc Close. Tuy nhiên, thông thường người ta sẽ sử dụng Close (giá đóng cửa) để tính toán EMA cũng như hầu hết các chỉ báo khác.
- k: hệ số nhân hay hệ số làm mượt, với k = 2/(n+1)
- EMA(t-1): trung bình trượt hàm mũ của phiên giao dịch kế trước. Với công thức này, giá trị EMA đầu tiên sẽ không tính được, chính vì thế, người ta sẽ sử dụng SMA hoặc giá đóng cửa của phiên giao dịch tương ứng với EMA đầu tiên đó.
Xem thêm : đường ema là gì
Ví dụ: Tính EMA(10). Để tính được EMA(10), các bạn cần có dữ liệu giá của ít nhất 10 ngày trước đó.
Bảng sau đây là dữ liệu giá đóng cửa của cặp EUR/USD từ ngày 01/06/2020 đến 30/06/2020 và các giá trị EMA(10) của bộ dữ liệu này.
Giá trị SMA(10) của ngày thứ 10 được tính rất đơn giản, là trung bình cộng của 10 mức giá đóng cửa từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10.
Đường thẳng nối tất cả các giá trị EMA(10) chính là đường EMA(10) trên đồ thị giá
Nên chọn chu kỳ nào khi sử dụng đường EMA?
Tương tự với trung bình trượt đơn giản, chu kỳ của đường EMA được chia làm 3 loại: chu kỳ ngắn hạn (5, 10, 14, 20…), chu kỳ trung hạn (50..) và chu kỳ dài hạn (100, 200…).
Chu kỳ của đường MA nói chung và đường trung bình trượt hàm mũ EMA nói riêng sẽ quyết định 2 yếu tố của một đường trung bình, đó là độ mượt và độ trễ.
- Chu kỳ càng dài thì đường EMA càng mượt
- Chu kỳ càng ngắn, đường EMA càng sát với đường giá. Đường EMA(10) bám sát với từng chuyển động của giá, giá tạo đỉnh, EMA(10) cũng tạo đỉnh, giá tạo đáy, EMA(10) cũng hình thành đáy. Nhờ tính chất được làm mượt nên độ dốc của EMA(10) thấp hơn so với đường giá.
- Đường EMA(50) chỉ phản ứng với những biến động mạnh của giá. Đường EMA(100) là mượt nhất.
Xem thêm : bảng xếp hạng sàn forex
Chu kỳ quá ngắn, đường EMA sẽ càng gần với đường giá, việc xác định xu hướng dựa vào EMA trở nên vô nghĩa. Ngược lại, chu kỳ quá dài, đường EMA sẽ quá xa đường giá, độ mượt quá lớn dẫn đến việc khó nhìn ra xu hướng của giá.
Bản thân đường trung bình động MA là một chỉ báo chậm, phát ra trễ so với xu hướng của giá. Và tất nhiên là EMA cũng không ngoại lệ.
Khi đường giá đã tạo đỉnh thì các đường EMA mới bắt đầu phản ứng. Chu kỳ càng ngắn thì phản ứng càng nhanh. Đường EMA(10) phản ứng trước, sau đó đến EMA(50) và cuối cùng là EMA(100). Nếu chúng ta giao dịch với tín hiệu từ EMA(50) hoặc EMA(100) trong tình huống này thì lợi nhuận sẽ giảm đi nhiều do xu hướng mới đã hình thành một thời gian khá lâu.
Quan sát trên hình, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy đường EMA(100) có chu kỳ quá lớn, quá mượt nên các đỉnh và đáy được hình thành không rõ ràng. Nếu đặt riêng EMA(100) ở hình trên ra một biểu đồ khác thì không thể nào xác định được nó đã tạo đỉnh như thế vì độ dốc rất thấp.
Khi chu kỳ quá ngắn, đường EMA sẽ có độ trễ thấp, trader sẽ bắt kịp xu hướng, không bỏ lỡ các cơ hội vào lệnh đẹp. Tuy nhiên, độ trễ càng thấp thì các tín hiệu gây nhiễu càng nhiều. Ngược lại, chu kỳ quá dài sẽ làm cho đường EMA có độ trễ cao, bỏ lỡ các cơ hội mang về lợi nhuận cao hơn nhưng bù lại sẽ ít các tín hiệu gây nhiễu.
Tóm lại, một chu kỳ ngắn hay dài đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Việc lựa chọn chu kỳ nào không chỉ phụ thuộc vào loại tài sản, vào chiến lược giao dịch mà còn phụ thuộc vào phong cách của mỗi trader. Không phải ai khi mới trade một vài lần đã biết được nên chọn chu kỳ nào. Kể cả các trader thành công, họ cũng đã từng thất bại rất nhiều lần mới lựa chọn được một EMA mà họ giao dịch thành công nhất. Sẽ không ai có thể chỉ cho bạn một chu kỳ, hay một chỉ báo cụ thể nào để giao dịch thành công mà tất cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm, vào những gì mà bạn đã đúc kết được trong quá trình đầu tư forex trên thị trường.
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về nhóm forex