Một số điều cần biết về mô hình AB=CD.
Một phần của nhóm mô hình Harmonic nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi với các nhà giao dịch trên thị trường sàn giao dịch Forex uy tín hiện nay. Mô hình này được biết đến như một tín hiệu hiệu quả, cung cấp các thông tin chính xác giúp Trader đưa ra những quyết định giao dịch đúng. Hệ thống giao dịch với mô hình AB=CD này trong sàn giao dịch như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về Mô hình AB=CD là gì thông qua bài viết sau.
Mô hình AB=CD là gì?Mô hình AB=CD là một phần của nhóm mô hình Harmonic nổi tiếng.
Mô hình AB=CD được coi là mô hình Harmonic đơn giản nhất. Một trong những lý do cho điều này là nó có ít yêu cầu hơn đáng kể so với hầu hết các mô hình Harmonic khác. Ngoài ra, sự hình thành mô hình AB=CD dễ dàng hơn nhiều để nhận ra trên biểu đồ giá.
Bây giờ chúng ta hãy xem mô hình AB=CD trông như thế nào.
Hành động giá của mô hình AB=CD bắt đầu bằng việc giá di chuyển hướng đến điểm A và tạo ra một bước ngoặt hướng đến đến điểm B, sau đó điều chỉnh lại một phần của chân AB (tại điểm C), cuối cùng tạo ra bước ngoặt quan trọng tại C và tiếp tục cho đến khi đạt được khoảng cách (CD) tương đương với AB.
Khi chân CD đạt được khoảng cách tương đương với chân AB, đồng thời BC và CD sẽ đáp ứng với các mức Fibonacci cụ thể, chúng tôi kỳ vọng sự đảo chiều của giá tại điểm D.
Khi mô hình AB=CD được xác nhận, các trader sẽ tìm cách thiết lập giao dịch trên biểu đồ ngay khi bắt đầu đảo chiều.
Có 2 loại mô hình AB=CD: Bullish AB=CD và Bearish AB=CD.
1.1. Bullish AB=CD
Mô hình Bullish AB=CD bắt đầu bằng việc giảm giá (AB), sau đó là đảo chiều tăng tại B (BC) và cuối cùng đảo chiều giảm tại C (CD). Vùng giá điểm C nằm giữa 2 điểm A và B còn vùng giá điểm D nằm dưới vùng đáy điểm B.
Diễn biến hành động giá mô hình Bullish AB=CD được thể hiện dưới đây:
Đây là mô hình AB = CD tiêu chuẩn. Sau khi giá hoàn thành việc di chuyển đoạn CD, chúng tôi kỳ vọng một sự đảo chiều tăng giá tại C.
1.2. Bearish AB=CD
Mô hình Bearish AB=CD hoàn toàn giống với mẫu Bullish AB=CD nhưng với hành động giá đảo ngược lại. Mô hình bắt đầu với một đoạn AB tăng, đảo chiều bởi hành động giảm giá BC và sau đó đảo chiều lần nữa bởi hành động tăng giá CD, vượt lên qua đỉnh B.
Dưới đây là mô tả hành động giá mô hình Bearish AB=CD:
Khi bạn có được những đặc điểm này trên biểu đồ, bạn có thể mong đợi giá sẽ đảo chiều giảm một lần nữa và chuẩn bị hệ thống giao dịch.
Lưu ý rằng có 3 bước di chuyển giá trước khi mô hình AB=CD được xác nhận: chân AB, chân BC và chân CD. Và chỉ khi chân CD đạt được chiều dài tương đương chân AB, bạn mới được tìm cách bắt đầu giao dịch.
Như bạn đã thấy, các mô hình Bullish và Bearish AB=CD là hình ảnh phản chiếu của nhau. Do đó, các quy tắc giao dịch tương tự được áp dụng cho mỗi mô hình, nhưng theo hướng ngược lại.
Xem thêm thông tin fibonacci là gì hiện nay tại các bài viết trên website của chúng tôi.
Tỷ lệ Fibonacci trong mô hình AB=CDMô hình AB=CD cần tuân thủ các tỷ lệ Fibonacci cụ thể. Dưới đây là các quy tắc được liên kết với mô hình AB=CD.
Có 2 quy tắc Fibonacci liên quan đến mô hình AB=CD:
- BC là mức điều chỉnh 61,8% của AB (BC = 0.618 AB).
- CD là mức mở rộng 127,2% của BC (CD = 1.272 BC).
Lưu ý: Việc đo biên độ BC và CD đều dùng công cụ Fibonacci Retracement. BC là điều chỉnh của AB thì bạn đã biết cách sẽ dùng thước đo Fibonacci Retracement như thế nào. Còn việc sử dụng thước Fibonacci Retracement để đo đoạn CD = 1.272 BC thì trong ví dụ thực tế chúng tôi sẽ hướng dẫn.
Bạn phải luôn xác nhận các mức Fibonacci khi giao dịch mô hình AB=CD.
Bây giờ hãy để chúng tôi chỉ cho bạn cách các tỷ lệ Fibonacci kết hợp với mô hình AB=CD:
Như bạn thấy trên hình ảnh trên, BC phải là điều chỉnh 61,8% của AB còn CD sẽ là mở rộng 127,2% của BC. Đồng thời, các đoạn AB và CD nên có biên độ và thời gian hình thành tương đương nhau.
Cập nhật thêm thông tin giao dịch tại sàn xtb hiện nay tại bài viết website chúng tôi hiện nay.
Hệ thống giao dịch với mô hình AB=CD3.1. Điểm vào lệnh – Entry point
Để tham gia thị trường theo mô hình AB=CD, trước tiên bạn cần phải xác nhận tính hợp lệ của mô hình theo quy tắc trên.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần tìm hai dao động giá song song có biên độ và thời gian tương đương nhau (AB=CD). Đồng thời, BC phải là mức thoái lui 61,8% của AB và CD sẽ là mức mở rộng 127,2% của BC. Nếu bạn có thể xác định các đặc điểm này trên biểu đồ giá, thì có lẽ bạn đã tìm được mô hình AB=CD hợp lệ.
Sau khi bạn xác nhận mô hình, bạn nên tham gia thị trường tại thời điểm hình thành xong điểm D.
Hình minh họa trên mô tả mô hình Bearish AB=CD. Bạn nên xem xét vào lệnh SELL tại điểm D khi CD đạt đến mức Fibonacci Extension 127,2% của BC.
Điều tương tự cũng áp dụng với mô hình Bullish AB=CD, có điều cách giao dịch sẽ đảo ngược lại.
Lưu ý: Tại điểm D bạn nên kết hợp một số công cụ kỹ thuật khác như hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến Nhật đảo chiều, trend line, kênh xu hướng, … để nhận biết sự đảo chiều một cách chắc chắn hơn.
3.2. Điểm dừng lỗ – Stop loss
Khi bạn mở một giao dịch dựa trên tín hiệu từ mô hình AB=CD, bạn nên đặt stop loss ngay trên đỉnh D (với mô hình Bearish AB=CD) hoặc ngay dưới đáy D(với mô hình Bullish AB=CD).
Vị trí thích hợp của điểm stop loss sẽ là vượt quá mức giá CD được hình thành theo quy tắc.
Điểm dừng lỗ được đánh dấu như trên hình.
Mô hình AB=CD báo hiệu cho bạn một dấu hiệu đảo chiều tiềm năng để bắt đầu xu hướng mới. Điều đó tức là stop loss cách điểm vào lệnh của bạn một đoạn rất ngắn, mang đến tỷ lệ Risk:Reward hấp dẫn.
3.3. Điểm chốt lời – Take profit
Mục tiêu tối thiểu mà bạn có thể kỳ vọng với hệ thống giao dịch theo mô hình này là một hành động giá tương đương với biên độ chân CD. Hãy xem hình ảnh dưới đây:
Sự đảo chiều của giá dự kiến sẽ xuất hiện sau khi hình thành CD, sẽ đạt biên độ tối thiểu bằng biên độ đoạn CD. Tuy nhiên đây là mục tiêu tối thiểu của giao dịch này.
Bạn có thể giữ lệnh bằng việc dời stop loss về hòa hoặc trailing stop để có thể đạt lợi nhuận lớn hơn cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều lần nữa.
Việc xử lý điểm take profit còn dựa vào từng diễn biến giá của thị trường cụ thể.
Bạn cũng có thể đóng 1 nửa volume giao dịch tại điểm C và giữ phần còn lại (và dời stop loss về điểm entry) với kỳ vọng lớn hơn. Đây là cách xử lý rất an toàn và đảm bảo vẫn có lợi nhuận cho dù giá có quay lại.
Cũng như điểm vào lệnh, bạn nên kết hợp một số công cụ khác để tìm điểm chốt lời hợp lý hơn, tối ưu hóa lợi nhuận.
Đừng bỏ lỡ và cập nhập thêm thông tin các top sàn forex uy tín nhất thế giới hiện nay tại các bài viết của chúng tôi.
Kết luận- Mô hình AB=CD là một trong những mô hình Harmonic cơ bản nhất.
- Yêu cầu của xác nhận mô hình AB=CD:
- AB nên bằng CD về biên độ.
- AB nên bằng CD về thời gian.
- BC phải là mức thoái lui 61.8% của AB.
- CD sẽ đạt mức mở rộng 127.2% của BC.
- Có hai loại mô hình AB=CD:
- Bearish AB=CD: AB tăng, BC giảm, CD tăng. Diễn biến giá tiềm năng sau mô hình là GIẢM.
- Bullish AB=CD: AB giảm, BC tăng, CD giảm. Diễn biến giá tiềm năng sau mô hình là TĂNG.
- Hệ thống giao dịch theo mô hình Bullish AB=CD (mô hình Bearish AB=CD tương tự):
- Xác nhận tính hợp lệ của mô hình với biên độ của AB, CD tương ứng với các tỷ lệ Fibonacci.
- MUA khi sau khi CD đạt đến biên độ 127.2% của BC.
- Đặt stop loss dưới điểm D trên biểu đồ.
- Đặt take profit tối thiểu tại đỉnh C. Nếu muốn tìm điểm chốt lời hiệu quả hơn thì xem các bài đã được gợi ý ở trên
Theo dõi trang https://kiemtien.com/ để cập nhật các thông tin mới nhất về tiền ảo và Forex