Bên cạnh hoa đào, hoa mai cũng là một biểu tượng đặc trưng của ngày Tết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách chăm sóc mai vàng Việt Nam sau Tết để bạn có thể duy trì cây mai khỏe mạnh và chơi mai được lâu hơn.
Giới thiệu cây hoa mai
Hoa mai tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, hoa mai được gọi là Apricot Flowers. Ngoài ra, cây mai còn có tên khác là cây hoàng mai và tên khoa học là Ochna integerrima. Cây thuộc họ Mai (Ochnaceae) và rất được yêu thích vào dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam.
Tại Việt Nam, cây mai phân bố chủ yếu tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Ở các vùng cao nguyên cũng có một số lượng ít cây sinh sống.
Nguồn gốc hoa mai
Nguồn gốc của hoa mai là từ Trung Quốc. Cây mai đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây khoảng hơn 3000 năm. Theo ghi chép của Phí Cung Ấn đời Minh trong sách "Trân hương bảo ngự" có viết: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai. Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”, có nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh, vua Trụ thường đội tuyết ngắm hoa.
Từ thời xa xưa, người Trung Quốc vốn yêu thích hoa mai. Họ không chỉ xem Mai, Tùng, Cúc thuộc nhóm “Tuế hàn tam hữu” mà còn coi hoa mai là quốc hoa. Tên của hoa mai thời bấy giờ được đặt theo đặc điểm và rất mỹ lệ, như “Yên chi mai” chỉ loài hoa mai có màu đỏ hồng, “Thủy tiên mai” là loại hoa mai 6 cánh tròn giống như hoa thủy tiên, “Lục ngạc mai” tức loài mai có đài hoa màu xanh đậm,… Theo tư liệu cũ, hoa mai ở Trung Quốc được phân thành 4 loại chính: Bạch mai, Thanh mai, Hồng mai và Mặc mai.
Hoa mai ban đầu vốn xuất xứ từ cây hoang dại. Cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Cây mai được chăm sóc cẩn thận thì hoa nở sẽ rất đẹp và cây có tuổi thọ cao.
====>> Xem thêm: Tham khảo những địa chỉ bán mai vàng tết 2024
Cách chăm sóc mai vàng sau Tết
Đối với cây mai vàng, việc chăm sóc sau Tết được chia thành hai loại: mai trồng đất ngoài vườn và mai trồng trong chậu để chưng trong nhà.
Mai trồng trong vườn
Cây mai trồng ngoài vườn hoặc trong chậu nhưng để ngoài sân thì việc chăm sóc sau Tết khá đơn giản, do cây đã thích nghi tốt với môi trường sống tự nhiên. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều vào năm sau, bạn cần ngắt bỏ toàn bộ nụ và hoa mai sau Tết. Điều này giúp cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh hơn.
Cây mai trồng ngoài vườn đã quen với nắng nên sau Tết, bạn chỉ cần chăm sóc bình thường, không cần mang cây vào bóng râm như mai trồng trong nhà.
Mai vàng trồng trong chậu
Đối với cây mai trồng trong chậu để chưng trong nhà, việc chăm sóc sẽ khác so với mai trồng trong vườn. Theo phong tục, cây mai thường được chưng trong nhà từ ngày 27, 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết, do đó cây ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sau Tết, cây thường có cành vươn dài nhưng mảnh, lá màu xanh nhạt, biểu hiện của cây yếu cần được chăm sóc cẩn thận.
Sau Tết, bạn nên đem cây ra ngoài trời nhưng không để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà nên để cây trong bóng râm. Hãy cắt bỏ hết hoa và nụ mai để cây tập trung sinh trưởng.
Kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết
Bên cạnh cách chăm sóc, bạn cũng cần nắm vững các kỹ thuật chăm sóc cây mai sau Tết.
Vệ sinh cây
Vệ sinh cây là quá trình quan trọng giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và chống lại mầm bệnh. Bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây để loại bỏ nấm mốc, rong rêu. Hoặc thay nước bằng dung dịch phân urê, phun vào cây và chải sạch nấm mốc còn sót lại trên thân cây.
Tỉa cành cây
Việc tỉa cành cây sau Tết là một bước không thể bỏ qua. Thời gian lý tưởng để cắt tỉa cây mai là trước ngày 15 và sau ngày 20 âm lịch. Việc cắt tỉa sẽ tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của cây mai. Sau khi tỉa xong, bạn hòa tan 10 lít nước với một thìa phân urê rồi phun lên cây và tưới đều quanh gốc. Nếu cây mai vàng bến tre 2022 bắt đầu chồi lá và đâm lộc thì không cần phun thuốc kích thích. Ngược lại, nếu cây yếu, bạn cần dùng thuốc kích thích tăng trưởng.
Tỉa tán mai
Tỉa tán mai từ ngày 10 - 20 âm lịch giúp tạo lại tán, đồng thời kích thích cây ra chồi non, phát triển cành mới và nụ hoa cho mùa sau. Bạn cũng cần chú ý cắt tỉa định kỳ những cành mới để loại bỏ nấm bệnh và giúp cây ra nhiều hoa hơn.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được cách chăm sóc mai vàng sau Tết một cách chuẩn nhất. Chúc bạn có một cây mai khỏe mạnh, đẹp và nở rộ trong những mùa Tết tiếp theo!
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.